Người Việt tiêu thụ gần 32.000 ô tô mới, xe thương hiệu nào được mua nhiều nhất?
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.Huawei ra mắt tai nghe không dây có thiết kế độc đáo
Ngày 5.1, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk, cho biết đơn vị đã tạm giữ Nguyễn Minh Sang (36 tuổi, trú Ea Nam, Ea Hleo, Đắk Lắk), để điều tra về hành vi đâm chết bạn cùng phòng tại cơ sở cai nghiện ma túy.Theo điều tra ban đầu, cuối tháng 12.2024, Sang đến cai nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện Ngày mai tươi sáng ở xã Hòa Phú (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Tại đây, Sang được bố trí ở cùng phòng với anh Q.T.L (30 tuổi, trú xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột).Chiều 3.1, do thèm rượu nên Sang đến khu vực bếp của cơ sở cai nghiện ma túy lấy một chai cồn khoảng 200 ml đem pha với nước lọc rồi uống.Sau đó, trong lúc ăn cơm tối, Sang cho rằng anh L. nhìn mình với ánh mắt khó chịu. Khi đi ngủ, Sang nghĩ rằng anh L. có thể sẽ hại mình nên nảy sinh ý định dùng dao đâm anh L. Sau đó, Sang vào khu vực bếp của cơ sở cai nghiện lấy một con dao giấu vào người rồi đi tìm anh L., xông đến kẹp cổ, đâm vào vùng ngực anh L.Phát hiện sự việc, những người trong cơ sở cai nghiện ma túy chạy đến can ngăn, giật lấy con dao trên tay của Sang. Anh L. được đưa đi cấp cứu nhưng tử vong sau đó do vết thương quá nặng.
Thuyền từng được người Homo erectus sử dụng hàng triệu năm trước ra sao?
Năm 2024, hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, Agribank vẫn duy trì ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, hỗ trợ có hiệu quả để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giữ ổn định hệ thống tài chính, tiền tệ.Agribank đã hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giao, kết quả đạt cao nhất sau 4 năm triển khai Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025. Kết thúc năm 2024, tổng tài sản của Agribank đạt 2,2 triệu tỉ đồng, tăng gần 10%; nguồn vốn đạt trên 2 triệu tỉ đồng, tăng 7,6%; dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,7 triệu tỉ đồng, tăng 11%, trong đó 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông", chú trọng dành nguồn vốn phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, phát triển công nghiệp, kinh doanh bất động sản, hoạt động tiêu dùng, dịch vụ…Agribank tiếp tục triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Agribank thực hiện nhiều đợt giảm lãi suất cho vay, nghiêm túc công khai lãi suất theo chỉ đạo của NHNN; triển khai 17 chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất với tổng quy mô 457 ngàn tỉ đồng đối với các đối tượng khách hàng.Agribank tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững, từng bước phát triển nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ quốc tế; triển khai mạnh mẽ các giải pháp tăng cường an ninh, an toàn trên không gian số, thu thập và làm sạch dữ liệu khách hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN với số lượng khách hàng và giao dịch trực tuyến lớn nhất trong hệ thống.Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank luôn phát huy trách nhiệm xã hội của "Ngân hàng vì cộng đồng", Agribank ủng hộ gần 700 tỉ đồng triển khai các hoạt động an sinh xã hội. Trước ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 và mưa lũ lịch sử, Agribank chủ động ứng trực, đảm bảo hoạt động thông suốt, kịp thời nắm bắt tình hình, triển khai các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay, cho vay mới, hỗ trợ khách hàng, doanh nghiệp, người dân ổn định cuộc sống, tái thiết hoạt động sản xuất kinh doanh.Agribank tiếp tục được Đảng, Nhà nước, các tổ chức trong nước và quốc tế ghi nhận với nhiều giải thưởng danh giá: Ngân hàng duy nhất được vinh danh "Doanh nghiệp đạt chuẩn Văn hóa kinh doanh Việt Nam năm 2024"; xếp hạng 10 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất; các giải thưởng "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam", "Chất lượng Quốc gia", Sao Khuê, "Sao Vàng đất Việt"... Agribank tiếp tục được Moody’s xếp hạng "Ba2", Fitch Ratings xếp hạng "BB+", triển vọng Ổn định, tương đương với mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia và là mức xếp hạng cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam.Đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị, ông Đào Minh Tú - Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Thường trực NHNN ghi nhận, nhiệt liệt chúc mừng và biểu dương những kết quả quan trọng mà Agribank đã đạt được trong năm 2024. Ông Đào Minh Tú khẳng định: Năm 2024, kết quả của ngành Ngân hàng đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đánh giá cao, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và thu hút vốn FDI trở lại Việt Nam; cùng với toàn ngành, Agribank đã đạt được những kết quả rất ấn tượng, toàn diện, trên nhiều mặt hoạt động. Bước sang năm 2025, ông đề nghị Agribank cần tiếp tục phát huy mạnh mẽ những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, nỗ lực khắc phục các tồn tại, hạn chế và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao nhất các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ Ngân hàng năm 2025, Nghị quyết 01 của Chính phủ và các Chỉ thị 01, 02 của Thống đốc NHNN sắp ban hành nhằm đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ chính trị Agribank được giao trong năm 2025.Tiếp thu các ý kiến chỉ đạo từ Lãnh đạo NHNN, ông Phạm Toàn Vượng - Phó Bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên HĐTV, Tổng giám đốc Agribank khẳng định cùng với việc khắc phục những nội dung còn tồn tại, toàn hệ thống xác định năm 2025 là năm tăng tốc, về đích và đột phá, có ý nghĩa quyết định thực hiện thành công phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank lần thứ X nhiệm kỳ 2020-2025, Đề án chiến lược phát triển Agribank đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ XI nhiệm kỳ 2025-2030. Phát huy kết quả đạt được, toàn hệ thống bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Đảng ủy và HĐTV Agribank, tiếp tục tập trung tối đa mọi nguồn lực, quyết tâm, đoàn kết, khắc phục khó khăn, chủ động, linh hoạt triển khai nghiêm túc, quyết liệt, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra.
Những ngày cận tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chợ hoa Quảng An (Q.Tây Hồ, Hà Nội) luôn đông đúc, nhộn nhịp xuyên đêm bởi người dân đổ xô đến đây mua hoa tươi chơi tết.Theo ghi nhận của Thanh Niên, 23 giờ 30 ngày 25.1, hàng nghìn người đã có mặt tại đây để mua sắm, khiến giao thông trong và ngoài chợ hoa đều ùn ứ.Theo quan sát, hoa tươi tại khu chợ đầu mối này rất đa dạng chủng loại, mẫu mã, giá tăng 2 lần so với ngày thường. Trong đó, hoa ly, hoa cúc, hoa đào, lay ơn... bán chạy và được ưa chuộng nhất.Giá lay ơn ngày thường giá 30.000 - 40.000 đồng/10 cành, nay có giá 70.000 - 100.000 đồng/10 cành. Trong khi đó, hoa ly ngày thường chỉ 200.000 - 300.000 đồng/10 cành, nay có giá từ 300.000 - 800.000 đồng/10 cành; hoa cúc ngày thường giá 2.000 - 3.000 đồng/bông, nay 7.000 - 10.000 đồng/bông; hoa tuyết mai ngày thường 70.000 - 100.000 đồng/bó, nay 150.000 - 200.000 đồng/bó...Nghề trồng đào ở miền Bắc năm qua thiệt hại nặng do bão lũ nên số lượng bán ra ít hơn năm trước, giá cũng tăng vọt. Những cành đào nhỏ dùng để cắm ban thờ trước đây có giá 50.000 - 60.000 đồng, nay tăng lên 100.000 - 120.000 đồng. Những cành đào huyền, cành đào to, giá tăng thêm 200.000 - 300.000 đồng/cành, dao động ở mức 600.000 - 700.000 đồng/cành.Các tiểu thương tại chợ hoa Quảng An nhận định, càng gần tết nguyên đán, giá hoa sẽ càng tăng mạnh.Cùng vợ và con gái đến chợ hoa Quảng An lúc nửa đêm, anh Thanh Tú (35 tuổi, trú Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ, đây là lần đầu tiên anh dẫn gia đình đến mua hoa và thưởng thức không khí chợ hoa ngày tết. "Đây là một trải nghiệm thú vị, con gái tôi rất thích. Không khí ở đây khiến tôi cảm giác tết đã rất gần", anh Tú nói.Anh Tú cho rằng, giá các loại hoa tăng dịp cận tết là rất bình thường. So với tết năm ngoái, giá hoa năm nay cao hơn một chút.Một khách mua hoa là chị Nguyễn Thị An (35 tuổi, trú Q.Bắc Từ Liêm) cho biết giá hoa ly tăng mạnh so với ngày thường, đặc biệt là hoa ly loại đẹp giá lên đến 800.000 đồng/10 cành. "Chợ đầu mối giá đã thế này thì ở chợ dân sinh giá có thể lên đến 1 triệu/10 cành. Giá quá cao nên tôi chỉ mua 5 cành về chơi tết", chị nói.Chợ hoa Quảng An (P.Quảng An, Q.Tây Hồ) là chợ hoa lớn nhất Hà Nội, chuyên cung cấp hoa tươi cho người tiêu dùng và thương lái. Chợ mở cửa 24/24 giờ hàng ngày. Đặc biệt, vào những ngày lễ lớn, chợ hoa càng đông đúc người mua, kẻ bán.
Cuối năm, thời điểm vàng để mua nhà mới
Ngày 10.3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước cho biết vừa ra thông báo kết quả kỳ họp thứ 64, 65, 66 và 67, quyết định kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Trần Văn Hướng, nguyên Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025, nguyên Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước. Đồng thời đề nghị Đảng ủy Cục Thuế tỉnh Bình Phước tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với cá nhân có liên quan.Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước, qua kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy Cục Thuế tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2020 - 2025, theo đó, giai đoạn 2020 - 2021 Đảng ủy Cục Thuế tỉnh còn có một số hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, để các chi cục thuế: Bù Gia Mập, Phú Riềng có khuyết điểm trong việc theo dõi, thu nợ thuế của Công ty TNHH Mỹ Lệ đối với dự án Khu đô thị TM-DV Mỹ Lệ và một số cán bộ, đảng viên, công chức có những khuyết điểm, vi phạm trong việc hoàn thuế cho Công ty cổ phần Năng lượng Lộc Ninh 3, 4.Được biết, sau thời gian làm Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước, đến ngày 5.10.2022, ông Trần Văn Hướng được Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Sở TN-MT. Hiện tại, sau khi sáp nhập các sở, ngành, tinh gọn bộ máy, ông Trần Văn Hướng được bổ nhiệm giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy UBND tỉnh Bình Phước.Cũng tại các kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Hoan, Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủy, Phó chủ tịch UBND H.Bù Gia Mập. Ông Nguyễn Xuân Hoan với vai trò chủ tịch hội đồng bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án xây dựng bãi rác tập trung H.Bù Gia Mập, đã thiếu lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của hội đồng và tổ chuyên viên giúp việc; chỉ đạo xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản gắn liền trên đất trái quy định gây thất thoát ngân sách nhà nước.Xét nội dung, mức độ, hậu quả, căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, xử lý kỷ luật ông Nguyễn Xuân Hoan theo quy định.Liên quan sai phạm trên, ngày 22.10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Phước tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Xuân Hoan cùng 3 thuộc cấp tại Phòng TN-MT và Đội Quản lý công trình đô thị huyện về tội "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất" xảy ra tại H.Bù Gia Mập, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước hơn 798 triệu đồng.Liên quan đến sai phạm khi lập hồ sơ trái quy định, giúp Nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 (do Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 làm chủ đầu tư; xây dựng tại xã Lộc Thạnh, H.Lộc Ninh, Bình Phước) vận hành thương mại sớm để được hưởng giá ưu đãi, mới đây Viện KSND tối cao có cáo trạng, truy tố nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cùng nhiều bị can về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Trong đó có 3 bị can thuộc Cục Thuế tỉnh Bình Phước gồm: Nguyễn Duy Khánh (Phó cục trưởng), Trần Văn Định (Trưởng phòng Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế) và Phạm Quang Vinh (Phó trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra 1) bị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 145 tỉ đồng.Theo cáo trạng, vào năm 2018, Nhà máy Lộc Ninh 3 (công suất 150 MWp) hoàn thành xây dựng và thuê Công ty cổ phần hệ thống kỹ thuật ứng dụng ATS thực hiện các thủ tục pháp lý xin cấp giấy phép hoạt động điện lực. Một số bị can thuộc Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) biết Nhà máy Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện cấp phép nhưng vẫn thẩm định, đánh giá hồ sơ và trình lãnh đạo Cục duyệt và ký giấy phép hoạt động điện lực cho nhà máy này.Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 dùng giấy phép này đề nghị, sau đó được tạo điều kiện không chính đáng, vận hành sớm (trước ngày 1.1.2021) để được hưởng giá ưu đãi với mức giá cao hơn quy định là 459,1 đồng/kWh. Số tiền EVN bị thiệt hại là hơn 209 tỉ đồng.Ngoài ra, Cục Thuế tỉnh Bình Phước đã giải quyết hoàn thuế VAT cho Công ty CP năng lượng Lộc Ninh 3 trái quy định của pháp luật cũng được xác định gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 145 tỉ đồng.